
Sự khác biệt giữa gốm và sứ
04/05/2017, chudauceramic. shop
Ngày nay, đồ dùng bằng gốm sứ rất thông dụng trong mọi gia đình người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được sự khác nhau giữa 2 chất liệu này. Trong bài viết này, chudauceramic.shop sẽ đưa ra một số điểm khác biệt cơ bản nhất để các bạn tham khảo.
Về cơ bản, gốm và sứ đều dùng đất sét làm nguyên liệu chính nhưng với tỉ lệ khác nhau. Nguyên liệu làm gốm sử dụng 40% đất sét, còn lại là cao lanh; trong khi để sản xuất đồ sứ ta phải lọc hết tạp chất sắt trong đất và nguyên liệu còn lại khoảng 50% cao lanh và trường thạch.
đất sét cao lanh
Đồ đất nung: Các sản phẩm này không được tráng men sau khi chế tác, có màu nâu hay đỏ.
Đồ sành thô: Gồm các loại vật dụng như chậu hoa, lu, hũ có tráng men nhưng được làm bằng đất thô.
Đồ sành mịn (chậu, bình hoa, chén, tô có trang trí men màu): Các sản phẩm này thường có nhiều màu sắc rực rỡ, hút nước tốt, tuy nhiên dễ bị rạn.
Sứ được phân loại thành 2 loại như sau:
- Đồ bán sứ: nhiệt độ nung chưa đủ cao, đất chưa kết khối hoàn toàn, có độ hút ẩm nhưng không bằng gốm và không có thấu quang. Loại này màu không thật trắng.
- Đồ sứ: có độ kết khối hoàn chỉnh, hoàn toàn không thấm nước. Sản phẩm có độ cứng, dù mỏng nhưng chịu lực cao, có màu trắng bóng và độ thấu quang cao.
Dùng thanh kim loại hoặc đũa gõ vào thân gốm, bạn sẽ tiếng phát ra khá đục. Trong khi đó, nếu cũng thực hiện như thế với đồ dùng bằng gốm, bạn sẽ thấy âm thanh trong, ngân và dài hơn.
Nhìn một mảnh gốm qua ánh sáng mặt trời, bạn sẽ thấy rất ít ánh sáng xuyên qua. Trong khi đó, nếu cũng nhìn một mảnh sứ qua ánh sáng mặt trời, bạn sẽ thấy ánh sáng xuyên qua dễ dàng hơn do độ tinh khiết của sứ cao hơn gốm.
Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản nhất giữa 2 chất liệu gốm và sứ giúp các bạn có sự lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt nhất để sử dụng và trang trí trong gia đình.
Viết bình luận